Ngày 29/1/2016, Hợp tác xã Thiện Thanh chính thức hoạt động tại thôn Suối Thông B1, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Hợp tác xã với 33 thành viên sản xuất hơn 52 ha diện tích rau VietGAP, gồm 1 ha nhà kính, nhà lưới và 51 ha sử dụng màng phủ ni lông ngoài trời, bón phân qua hệ thống tưới nước ngầm tự động nhỏ giọt, phun mưa...
Sau 10 năm khởi nghiệp sản xuất cây cà chua gắn với việc khai thác thị trường đầu ra, không chỉ mang lợi nhuận căn bản, Hợp tác xã còn kết nối được với bạn hàng lớn từ nhiều vùng miền trong nước, nhiều công ty, cá nhân đã đến đất Đạ Ròn, Đơn Dương để khảo sát thực địa, ký kết hợp đồng theo chuỗi giá trị hơn 20 mặt hàng rau các loại. Trong đó đáng kể nhất là những hợp đồng triển khai hàng năm với Công ty Vineco, một công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup, mỗi tháng cung cấp gần 175 tấn rau, doanh thu khoảng 2,4 tỷ đồng...
Đặc biệt, qua kết quả kiểm tra quy trình đạt chuẩn VietGAP trên 52 ha của 33 hộ gia đình thành viên sản xuất trên vùng rau xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, trong tuần đầu tiên của năm mới 2017, UBND thành phố Đà Lạt đã ban hành quyết định cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Rau Đà Lạt” cho HTX Thiện Thanh.
Bên cạnh thị trường siêu thị, đến nay, rau VietGAP của Hợp tác xã Thiện Thanh ở xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương đang cung cấp thị trường các chợ đầu mối ở Thủ Đức, Bình Điền (TP Hồ Chí Minh), Long Khánh (Đồng Nai) và ở các tỉnh Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu… với mỗi tháng đạt tổng sản lượng trung bình 150 tấn, doanh thu 1,1 tỷ đồng.
Đời sống của các hộ sản xuất thay đổi nhiều nhờ những mô hình liên kết sản xuất
Đơn Dương là vùng trồng rau lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với diện tích 24.506 ha rau các loại. Tổng diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao đạt 8.900 ha, năng suất bình quân đạt 335 tạ/ha. Nằm ở phía Đông Nam thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương được dòng sông Đa Nhim bồi đắp, khí hậu ưu đãi, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
Với diện tích 23.000ha và sản lượng 800.000 tấn mỗi năm, rau củ Đơn Dương có mặt khắp các siêu thị và chợ đầu mối trên cả nước.
Đơn Dương cũng là một trong 4 vùng phụ cận được phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Rau Đà Lạt” do Cục Sở hữu Trí tuệ cấp. Với nhiệt độ trung bình 21,6 độ C và lượng mưa 1.914mm, nơi đây thích hợp trồng các loại rau củ, hoa xứ lạnh như cà chua, ớt, bắp cải, súp lơ, cải thảo, xà lách...
Mỗi năm, khoảng 800.000 tấn rau củ từ đây được phân phối đi khắp các siêu thị và chợ đầu mối trên cả nước. Trong đó, các nông sản chủ lực là cà chua (150.000 tấn), hành tây (35.000 tấn), bắp sú (100.000 tấn), cải thảo (60.000 tấn)…
Ngoài mô hình trồng rau trong nhà, Đơn Dương còn phát triển sản xuất theo hợp tác xã nhằm hỗ trợ tìm đầu ra cho nông sản. Năm 2016, 25% sản lượng được liên kết đầu ra với hợp đồng bao tiêu ổn định.
Ông Trần Thiện Thanh - Giám đốc Hợp tác xã Thiện Thanh (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) cho biết, xã viên được hướng dẫn tuân thủ các bước sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap và Global Gap. Hợp tác xã cũng phổ biến để nông dân hiểu được uy tín và trách nhiệm của người sản xuất là chìa khóa giữ vững thị trường.
Nhiều năm nay, HTX Thiện Thanh (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) đã chuyển sang sản xuất rau theo hướng hữu cơ không dùng hoá chất. Theo Chủ tịch HĐQT HTX Thiện Thanh: “Sản xuất rau theo hướng hữu cơ năng suất giảm nhưng giá thành cao, cải tạo và tăng độ phì cho đất. Năng suất các loại rau sản xuất theo hướng hữu cơ thấp hơn năng suất canh tác thông thường từ 20-30%, tuy nhiên, giá bán ký hợp đồng tiêu thụ cao hơn 30-50% so với sản xuất thông thường. Do đó, hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ vẫn cao hơn canh tác thông thường từ 10-20%
Hiện nhiều hộ dân và hợp tác xã tại Đơn Dương cũng bắt tay hợp tác với Công ty VinEco để sản xuất rau an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP ngay tại địa phương. Đến kỳ thu hoạch, rau được sơ chế, đóng gói ngay tại vườn. Sau đó sẽ có xe đến thu gom, chở đi trạm thu mua của Công ty VinEco tại huyện Đức Trọng để phân phối đến hệ thống siêu thị trong cả nước.
Chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt” thông qua việc liên kết với 1.000 hợp tác xã và hộ sản xuất để cung ứng nông sản sạch và an toàn cho thị trường được Công ty VinEco bắt đầu triển khai từ tháng 9/2016. Qua chương trình, công ty hướng dẫn các hộ dân về quy trình sản xuất rau an toàn, thu mua tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn và hỗ trợ thủ tục chứng nhận VietGap, hỗ trợ tài chính.
Hợp tác xã Thiện Thanh (xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương) cho biết, xã viên được hướng dẫn tuân thủ các bước sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap và Global Gap. Hợp tác xã cũng phổ biến để nông dân hiểu được uy tín và trách nhiệm của người sản xuất là chìa khóa giữ vững thị trường.
Các hộ sản xuất tham gia chương trình "Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt" do Công ty VinEco – Tập đoàn Vingroup phát động chỉ cần cam kết sản xuất sạch, có diện tích trên 1ha sẽ được VinEco tổ chức các chương trình đào tạo và hướng dẫn về quy trình sản xuất; hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật và giống; kiểm soát chất lượng, đặc biệt là thu mua tiêu thụ sản phẩm.
Sau một thời gian tham gia chương trình Đồng hành cùng VinEco, bộ mặt của các hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyên sản xuất rau sạch tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương và TP. Đà Lạt đã có nhiều chuyển biến, thay đổi tích cực.
Từ những nông dân đơn thuần chỉ biết trồng các loại rau để tiêu thụ tại các chợ trong tỉnh, hiện nay, một số nông dân đã thay đổi tư duy rõ rệt. Họ đã biết chú trọng thay đổi, đầu tư và đam mê với công việc, tạo ra những mầm xanh sạch và an toàn để cung ứng cho VinEco.
Gần một năm tham gia chương trình, 33 nông hộ của Hợp tác xã Thiện Thanh đang trở thành tấm gương của hàng nghìn nông dân trong huyện. Không chỉ có đời sống ổn định và khấm khá, từ khi tham gia chương trình của VinEco, đa số nông dân còn ý thức được việc đầu tư kỹ lưỡng, trồng trọt có kế hoạch và tuân thủ nghiêm các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Việc liên kết sản xuất theo mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã nông nghiệp không chỉ giúp nông dân ở Đạ Ròn, huyện Đơn Dương yên tâm sản xuất mà còn hướng đến sản xuất bền vững bởi các mặt hàng nông sản sạch.
Định hướng phát triển
Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, với trên 200.000ha đất bazan màu mỡ, chia làm 3 tiểu vùng sinh thái,… thuận lợi để sản xuất nông nghiệp đa dạng, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) và NN sạch.
Tỉnh Lâm Đồng cho biết, tổng diện tích canh tác của tỉnh đạt 278.882ha, với diện tích gieo trồng 373.739ha (cây hàng năm 129.374 ha và cây lâu năm 244.365ha), trong đó giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đất canh tác đạt 185 triệu đồng/ha/năm…
Cuối năm 2017, toàn tỉnh Lâm Đồng có 51.779ha đất sản xuất ứng dụng công nghệ cao (NNCNC), diện tích trồng rau chiếm 18.968ha, số còn lại là trồng hoa, cây đặc sản, chè, cà phê và lúa chất lượng cao. Trong đó, có 4.040ha nhà kính (2.070ha rau, 1.970ha hoa) với 50 ha nhà kính nhập khẩu đồng bộ; 694ha ứng dụng công nghệ điều khiển tự động, bán tự động về nhiệt độ, độ ẩm, cường độ và thời gian chiếu sáng; 19.507ha rau, hoa ứng dụng hệ thống tưới kết hợp châm phân tự động…”
Tỉnh Lâm Đồng hiện có 15 đơn vị ứng dụng công nghệ thông minh (IOT) vào sản xuất, giảm chi phí nhân công trên 30%, đồng thời hỗ trợ kiểm soát quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm…
Toàn tỉnh hiện có 213ha được cấp chứng nhận sản xuất hữu cơ, trong đó có hơn 124ha là diện tích chè đã được cấp chứng nhân hữu cơ của Đức, 19ha rau với sản lượng khoảng 300 tấn của 5 doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhiều công nghệ mới đã ứng dụng và sản xuất với trình độ đã tương đương các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia...
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, trong đó quy định cụ thể chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2018. Nghị định này áp dụng với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, hoặc nhóm hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên lãnh thổ Việt Nam.
Nguồn: VITIC