So với các loại cây nông lâm nghiệp khác, lợi nhuận kinh tế từ gừng cao, dễ trồng, dễ thu hoạch, thích hợp với nhiều loại đất.
Tại huyện Pác Nặm, sau 3 năm thực hiện dự án cùng với các chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện Pác Nặm, các cấp chính quyền và người dân đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng từ các dự án mang lại, trong đó có dự án 3PAD đưa cây gừng giúp bà con phát triển kinh tế đã đtạ được kết quả khả quan. Việc đưa cây gừng để giúp người dân tìm được cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho địa phương.
So với cây trồng khác thì cây gừng có giá trị kinh tế vượt trội, bình quân một vụ trồng gừng mỗi hộ đã thu về 15 đến 20 triệu đồng, bà con cũng không phải lo lắng về đầu ra cho sản phẩm. Đối với các hộ dân ở các địa phương khác có quỹ đất rộng một vụ gừng đã thu về hơn 100 triệu đồng là nguồn thu chính trong các nguồn thu của mỗi hộ gia đình nông dân. Theo đánh giá của dự án 3PAD chỉ sau hơn 2 năm triển khai dự án trồng gừng đã có ít nhất 20 hộ dân trên địa bàn huyện Pác Nặm đã thoát nghèo.
Nhờ điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi nên cây gừng rất phù hợp với đồng đất này và cho năng suất cao, một vụ gừng non có thể đạt trên vài trăm tấn. Do đầu ra thuận lợi, giá thành kinh tế cao, (cao gấp 3 lần so với lúa, ngô) nên phong trào trồng gừng đã phát triển rất nhanh. Nếu giá ổn định, toàn xã có nhiều hộ thu về cả trăm triệu đồng một vụ. Củ gừng đá có hương vị đặc biệt, mùi thơm. Gừng đá còn được làm thành tinh bột dùng trong chế biến và là loại dược liệu quý có tính kháng sinh cao, dùng chữa các bệnh viêm nhiễm, xương khớp, đau bụng, bệnh tim mạch…
Thủy Trần