Thứ Sáu, 02/05/2025
Dòng sự kiện
  • Trang chủ

Cây dây thìa canh Thái Nguyên – dược liệu quý hiếm chữa bệnh tiểu đường

Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên có điều kiện tự nhiên, phù hợp để cây dược liệu dây thìa canh sinh trưởng và phát triển. Với tác dụng hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường, cây dây thìa canh được coi là dược liệu quý hiếm. Nhằm phát huy lợi thế đó, những năm gần đây xã Yên Ninh đang khuyến khích, hỗ trợ người dân trồng cây dược liệu theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cũng như nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác của địa phương.

PGS.TS Trần Văn Ơn và vùng trồng “Dây thìa canh lá to” tại Thái Nguyên

Cây dược liệu dây Thìa canh có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường

Cây dây thìa canh là một loại cây dây leo, qua một thời gian trồng thử nghiệm tại xã Yên Ninh, với diện tích ban đầu chỉ 5 ha đã cho thấy, cây dược liệu dây thìa canh sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Thải Nguyên.

Theo đánh giá, cây dây thìa canh là giống cây dược liệu quý, có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Trong đề tài nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Ơn đã chỉ ra rõ, trong cây Dây thìa canh chứa hoạt chất cao nhất khi người bệnh uống vào sẽ tác động vào cả 4 quá trình: Làm giảm quá trình hấp thu đường (Glucose) ở ruột; tăng sản xuất và hoạt tính insulin; tăng men sử dụng đường ở mô, cơ đồng thời tăng bài tiết cholesterol qua đường phân, giảm cholesterol và triglycerid trong máu, hạ LDL-c, giảm lipid trong máu và trong gan, nhờ đó vừa giúp hạ đường huyết vừa ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng chữa bệnh tiểu đường.

Dược liệu đóng gói dây thìa canh có thể sử dụng cho cả bệnh nhân tiểu đường typ1 và typ2, phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, làm giảm cholesterol và lipid máu. Hiệu quả rất khả quan đạt được sau đợt dùng 2-3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.

Mở rộng diện tích sản xuất theo quy hoạch của chính quyền địa phương

Hiện diện tích trồng cây dây thìa canh tại xã Yên Ninh đã tăng lên 10 ha, bước đầu đã hình thành vùng trồng cây dược liệu tập trung và tiến tới xây dựng nhãn hiệu cho cây dây thìa canh trên địa bàn xã Yên Ninh.

Trồng dây thìa canh không khó, chỉ cần làm đất, lên luống, cuốc hố với mật độ 1,5 m rồi trồng, sau 2 tháng thì làm giàn dây leo và chăm bón theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật. Nếu chăm bón tốt, mỗi sào dây thìa canh có thể đạt giá trị từ 7 đến 9 triệu đồng/năm. Đây là loại cây chỉ trồng một lần, nhưng lại cho thu hái nhiều lần trong năm.

Do nhu cầu về dược liệu thiên nhiên hiện nay tăng mạnh, nên chính quyền địa phương kết hợp với các công ty sản xuất tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây dây thìa canh cũng như các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu của địa phương...

Theo UBND huyện Phú Lương, hiệu quả từ trồng cây dược liệu tại xã Yên Ninh, huyện Phú Lương đang nhân rộng mô hình, mở rộng diện tích trồng dược liệu ra các xã: Động Đạt, Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành với các giống dược liệu giá trị cao đang có nhu cầu tiêu thụ lớn như: Cây dây thìa canh, gừng tía, kim ngân, trà hoa vàng...

Tiến tới hình thành và thúc đẩy mô hình hợp tác xã nông nghiệp sản xuất dược liệu, sản phẩm nông nghiệp bền vững, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác triệt để quỹ đất nương, đất lúa một vụ, đất trồng ngô tận dụng nguồn lao động nông nhàn, góp phần tăng thu nhập cho người dân tại xã Yên Ninh.

Nhờ những lợi ích mà cây dược liệu dây thìa canh mang lại, UBND xã Yên Ninh đã vận động bà con chuyển đổi những cây trồng giá trị kinh tế thấp trên đất sỏi bãi sang trồng cây dây thìa canh.

Tạo vùng trồng nguyên liệu ổn định, an toàn kết hợp với mở rộng đầu ra

Viên uống Dây Thìa Canh đạt chuẩn Quốc tế GMP-WHO

Hiện nay, chế biến dược liệu dây thìa canh vẫn là một lĩnh vực còn khá mới, cả nước chỉ có vài công ty sản xuất, chế biến.

Để tạo nguồn dược liệu sạch, ổn định và giúp bà con nâng cao thu nhập, Trạm khuyến nông huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã cử cán bộ đồng hành, hướng dẫn, phổ biến khoa học kỹ thuật về phương pháp trồng, chăm sóc, thu hái cây dây thìa canh. Cây dây thìa canh sau khi trồng được 1 năm sẽ cho thu hoạch 3 lứa/năm, thời điểm thu hái thích hợp vào tháng 4 và tháng 10 trong năm. Chi phí đầu tư trồng cây thấp, trồng một lần có thể cho thu hoạch 8 đến 10 năm, mang lại thu nhập bình quân từ 200 triệu đồng/ha trở lên...

Người dân bỏ công, trồng cây dây thìa canh trên diện tích đất canh tác của mình, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn GACP - WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái)... Khoảng 3 năm trở lại đây, từ nguồn nguyên liệu tại chỗ (trên 30 tấn dược liệu tươi/năm), một số công ty đã đầu tư dây chuyền chế biến, sản xuất các sản phẩm từ thảo dược, giúp người trồng cây dược liệu có thu nhập cao gấp từ 5 đến 6 lần so với trồng lúa và cây rau màu khác.

Do nhu cầu về dược liệu thiên nhiên hiện nay tăng mạnh, nên Công ty cổ phần dược khoa DK pharma đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng thìa canh cũng như các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu của địa phương...

Nhờ sự liên kết chặt chẽ của người dân cũng như chính quyền và cơ quan chuyên môn là Trạm khuyến nông huyện Phú Lương, nên Công ty cổ phần dược khoa DK pharma đã sản xuất được 4 dòng sản phẩm chính từ cây thìa canh, từng bước tiến tới sản xuất thực phẩm chức năng để nâng cao giá trị sản phẩm của người dân.

Để tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, hiệu quả, Công ty cổ phần sản phẩm thiên nhiên DK đã tiến hành phát triển vùng trồng tại Thái Nguyên. Công ty quản lý chặt chẽ các khâu trong quy trình trồng, chăm sóc và thu hái cây dây thìa canh theo tiêu chí GACP – WHO để đảm bảo dược liệu có hoạt tính sinh học cao, ổn định, an toàn làm nguyên liệu sản xuất dược liệu đóng gói dây thìa canh. Sản phẩm dây thìa canh đóng gói (100g/gói) tại Công ty cổ phần Sản phẩm thiên nhiên DK đạt tiêu chuẩn của GACP – WHO.

Để chế biến sản phẩm dây thìa canh, Công ty Cổ phần Sản phẩm thiên nhiên DK đã đầu tư  hơn 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống chế biến dây thìa canh như: Nhà sơ chế, nhà sấy, hệ thống chiết xuất dược liệu… Sản phẩm sau khi thu hái về được rửa sạch, phơi khô, sao tẩm và đóng gói bán.

Ngoài ra, để đảm bảo đầu vào của sản phẩm, Công ty cổ phần Sản phẩm thiên nhiên DK sẽ hỗ trợ bà con cây giống, phân bón và ký hợp đồng thu mua bao tiêu sản phẩm.

Bên cạnh đó, khâu quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường cũng đã được chú trọng. Sản phẩm ra thị trường qua kênh bán hàng trực tiếp và đại lý, mở chi nhánh tại các tỉnh. Ngoài ra, còn tận dụng mạng internet để bán hàng. Lợi thế của mạng internet mang lại là rất lớn, giúp giới thiệu sản phẩm, kết nối với người tiêu dùng nhanh hơn.

Tuy nhiên, khai thác phải đi đôi với việc bảo tồn, và phát triển cây dược liệu ở xã Yên Ninh hiện nay không chỉ giúp người dân phát triển kinh tế, quan trọng hơn cả là lưu giữ được những bài thuốc hay trong dân gian. Chính vì vậy, ngoài việc tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn tìm hiểu trồng các loại cây dược liệu, địa phương cũng mong muốn tiếp tục được các cấp, ngành quan tâm, hỗ trợ để hình thành và phát triển cây dược liệu thành vùng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Nguồn: VTIC tổng hợp

Liên kết website