Thứ Ba, 26/11/2024
Dòng sự kiện
  • Trang chủ

Dừa xiêm xanh Bến Tre có hiệu quả kinh tế cao

Dừa xiêm xanh là một trong loại dừa tươi uống nước được thị trường trong cả nước rất ưa chuộng. Hiện nay, diện tích trồng dừa của tỉnh Bến Tre khoảng 70.000 ha, với sản lượng dừa trái trên dưới 600 triệu quả/năm. Trong đó, khoảng 10% là dừa tươi uống nước. Dừa xiêm xanh được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý tạo điều kiện cho dừa xiêm xanh của Bến Tre được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…

Bến Tre sở hữu khoảng 30 giống dừa, trong đó có nhiều nhóm; nhóm dừa lùn như: dừa xiêm xanh, dừa xiêm đỏ, dừa xiêm lục, dừa xiêm lửa, dừa xiêm núm, dừa tam quan, dừa ẻo nâu, dừa ẻo xanh, dừa dứa; nhóm dừa cao có: dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa sáp, dừa Mã Lai; nhóm dừa lai như: dừa lai PB121, dừa lai JVA1, dừa lai JVA2.

Cây dừa ngày xưa là cây nông nghiệp, ngày nay không những là cây công nghiệp cho ra lượng dầu rất lớn để cung ứng khắp các nước mà các nhà đầu tư đã cho ra đời nhiều sản phẩm từ dừa như: nước dừa tươi đóng lon, nước cốt dừa đóng lon, dầu dừa tinh luyện và dầu dừa nguyên chất, mặt nạ dừa dùng làm đẹp cho phụ nữ, than hoạt tính, than thiêu kết đã được các khách hàng khó tính từ Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác đón nhận.

Trong cây dừa ngày nay, ngoài trái dừa là sản phẩm cho thu nhập chính mà người trồng dừa thu hoạch từ cây dừa, những thành phần khác của dừa không bỏ bất cứ thứ gì từ cây dừa lá đến rễ như hàng mỹ nghệ đã sử dụng gỗ thân dừa, gáo dừa, cọng bông dừa, kể cả dừa điếc không bán được, tất cả sử dụng để ra đời hàng trăm sản phẩm lưu niệm mang tính đặc thù của quê hương Xứ Dừa để làm quà cho khách du lịch khi đến Bến Tre.

Cọng lá dừa các làng nghề làm chổi và làng nghề đan giỏ cọng dừa sử dụng làm ra sản phẩm cung ứng cho thị trường. Vỏ trái dừa đập ra lấy sợi chỉ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu làm từ chỉ xơ dừa như thảm, vỏ đựng đồ, dây thừng; mụn dừa thì làm đất sạch xuất khẩu ra nước ngoài và làm phân trồng cây cho các nhà vườn trong nước.

Các làng nghề hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, làng nghề khai thác dừa, làng nghề chỉ sơ dừa, làng nghề kẹo dừa đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển du lịch tại Bến Tre, bởi đây là những sản phẩm du lịch đặc thù mà không trùng lắp nơi đâu, nó cũng là sản phẩm mà khách quốc tế rất thích khi trải nghiệm sông nước Xứ Dừa kết hợp với những làng nghề đặc trưng nầy.

Dừa xiêm xanh là giống cây trồng nhiều tại xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Người dân nơi đây đang chuyển đổi trồng dừa uống nước, mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan.

Dừa xiêm xanh có giá trị kinh tế cao

Dừa Xiêm xanh được trồng chuyên canh ở hầu hết các huyện của tỉnh Bến Tre, tập trung nhiều nhất là ở 2 huyện Châu Thành và Giồng Trôm. Toàn tỉnh hiện có 70.127 ha dừa, trong đó gần 8.000 ha dừa xiêm xanh.

Dừa Xiêm xanh với các đặc điểm như trái sai, nước ngọt và có sự khác biệt so với các giống dừa Xiêm xanh trồng ở các địa phương khác nhờ ưu thế về đất đai, khí hậu và phương thức canh tác của người dân Bến Tre. Nhờ những ưu thế này, dừa xiêm xanh Bến Tre ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ.

Dừa xiêm xanh đã được xuất khẩu sang các thị trường như: Úc, Mỹ, Nhật, Singapore, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hà Lan…Dừa Xiêm xanh Bến Tre có triển vọng phát triển rất lớn, do người tiêu dùng ngày càng chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm và tìm đến những sản phẩm sạch, tự nhiên. Ngoài sản phẩm dừa trái uống nước, còn có các sản phẩm mới như dừa tươi tự nhiên đóng hộp.

Trong 4 năm trở lại đây, giá dừa Xiêm xanh tương đối tốt, thuận lợi cho nông dân phát triển cây trồng này; thu mua tại vườn với giá 85.000 đồng/12 trái, có thời điểm cao nhất lên đến 160.000 đồng/12 trái… Với những nỗ lực phát triển cây trồng đặc sản địa phương này, tỉnh đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vùng nguyên liệu, liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên để mở rộng thị trường đầu ra cho dừa Xiêm xanh.

Quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng

Tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ công bố chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm chủ lực của tỉnh là dừa uống nước Xiêm xanh. Đây là cơ sở pháp lý bảo vệ chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho sản phẩm và cũng để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, người trồng, người sản xuất, kinh doanh về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” nói riêng.

Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Bến Tre” cho dừa uống nước Xiêm xanh. Khu vực địa lý của dừa uống nước Xiêm xanh Bến Tre ở các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại và thành phố Bến Tre. Đặc thù của sản phẩm dừa uống nước Xiêm xanh có hình tròn, màu xanh, trọng lượng trung bình từ 1,3-1,36 kg/trái.  Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý là UBND tỉnh Bến Tre.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, để phát huy thế mạnh của  sản phẩm khi đã có chỉ dẫn địa lý, tỉnh sẽ đẩy mạnh việc chọn và nhân giống để bảo tồn, nâng cao chất lượng của loại trái ngon này. Đồng thời xây dựng vườn mẫu, vườn hữu cơ, liên kết sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xúc tiến thương mại thông qua hệ thống các công cụ quản lý chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao chuỗi giá trị; quản lý chặt chẽ nhãn hiệu, xây dựng mã vạch để truy xuất nguồn gốc, tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Nghiên cứu triển khai đăng ký chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài, tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm, tạo tiền đề để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu  mặt hàng này.

Hoạt động tiêu thụ và xuất khẩu dừa xiêm xanh Bến Tre

Thời điểm tháng 6/2018, giá dừa xiêm xanh tại Bến Tre tăng mạnh, nông dân trồng dừa rất phấn khởi vì thu được lợi nhuận cao. Giá dừa xiêm xanh ở Bến Tre tăng mạnh là do thị trường các tỉnh, thành phía Bắc và miền Trung có nhu cầu cao, dẫn đến tình trạng “cung không đủ cầu”. Ngoài ra, những năm trước đây, khi đến thời điểm đầu mùa mưa là giá các loại dừa uống nước giảm. Nhưng năm nay ở các địa phương trên đang thời kỳ nắng nóng nên giá dừa xiêm xanh vẫn đứng ở mức cao.

Dừa xiêm xanh là một trong loại dừa tươi uống nước được thị trường trong cả nước rất ưa chuộng. Hiện nay, diện tích trồng dừa của tỉnh Bến Tre khoảng 70.000 ha, với sản lượng dừa trái trên dưới 600 triệu quả/năm, trong đó có gần 8.000 ha dừa xiêm xanh.

Dừa tươi uống nước của Bến Tre thời gian qua chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa, các thương lái đến các nhà vườn mua dừa của nông dân đem đi tiêu thụ tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong cả nước. Sản lượng dừa được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài còn khá khiêm tốn.

Sau khi dừa xiêm xanh Bến Tre được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, tỉnh Bến Tre đang tập trung đẩy mạnh thanh lọc, chọn lọc và nhân giống để bảo tồn và nâng chất lượng dừa xiêm xanh.

Cùng với đó, tỉnh tiến hành xây dựng vườn mẫu, vườn hữu cơ, liên kết sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xúc tiến thương mại thông qua hệ thống các công cụ quản lý chỉ dẫn địa lý, nhằm nâng cao chuỗi giá trị, tạo điều kiện cho dừa xiêm xanh của Bến Tre được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường trong nước cũng như tạo điều kiện xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản.

Tới nay, dừa uống nước của Bến Tre được bán tại một vài thị trường nước ngoài như là Canada, Mỹ và Úc. Tỉnh Bến Tre dự định phát triển xuất khẩu dừa xiêm xanh nổi tiếng bằng cách tăng giá trị thị trường của sản phẩm và nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ trồng dừa. 

Bến Tre dự định đẩy mạnh thương hiệu dừa uống nước bằng cách tạo ra mạng lưới kết nối giữa nông dân trồng dừa và các doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất, hỗ trợ kinh phí cho việc nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật trồng dừa, cũng như tăng diện tích đất trồng dừa khoảng 20%.

Nhiều nông dân cũng được thúc giục làm việc với các hợp tác xã và ứng dụng các tiêu chuẩn VietGAP trong quá trình trồng dừa để đảm bảo chất lượng dừa cao hơn.

Theo Hội Nông dân tỉnh Bến Tre, để thực hiện chuỗi dừa uống nước, thời gian qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền người dân tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã. Qua vận động, Hội đã thành lập 20 tổ hợp tác, tích cực phối hợp với các ngành chuyên môn để thực hiện đúng tiêu chuẩn của xuất khẩu. Năm 2018, hội tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp phổ biến tập huấn kỹ thuật sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn ổn định và mở rộng phát triển thì con đường duy nhất là phải mở rộng xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường tiềm năng, trong đó có thị trường Mỹ.

Định hướng và nâng tầm phát triển thương hiệu dừa xiêm xanh Bến Tre

Bến Tre là 'thủ phủ' của dừa với diện tích khoảng 70.000ha, sản lượng mỗi năm gần 600 triệu trái, mang lại doanh thu khoảng 5.400 tỷ đồng.

Với việc trái dừa xiêm của vùng đất này vừa được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, tỉnh Bến Tre đã tạo bước ngoặt mới cho sự phát triển thương hiệu nông sản chủ lực của tỉnh. Bởi đây chính là một bằng chứng bảo đảm với người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và là công cụ hữu hiệu để quảng bá, nâng cao hình ảnh và khả năng cạnh tranh của dừa xiêm xanh có xuất xứ Bến Tre.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, tỉnh sẽ phát triển diện tích trồng dừa xiêm xanh, nâng tỷ lệ chiếm 20% tổng diện tích trồng dừa. Đồng thời, xây dựng hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm dừa xiêm xanh, phát triển các tổ hợp tác trồng dừa lên hợp tác xã và gắn kết với các doanh nghiệp tiêu thụ dừa trong nước và xuất khẩu để phát triển ổn định, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dừa xiêm xanh Bến Tre.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, Sở đã triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015 - 2020. Đến nay, có 9 đề tài, dự án nghiên cứu được triển khai, với kinh phí 4,98 tỷ đồng, từ nguồn Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ. Sở đã hỗ trợ cho vay 4 dự án ngành dừa, với tổng kinh phí 7 tỷ đồng, thu hút đầu tư từ doanh nghiệp trên 100 tỷ đồng để đầu tư chuyển giao, đổi mới công nghệ.

Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thì trước đó phải xây dựng vùng nguyên liệu bằng cách gắn kết với nông dân, các tổ hợp tác trồng dừa. Có vùng nguyên liệu, có thị trường thì vấn đề còn lại là doanh nghiệp phải thực hiện tốt theo tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo đủ sản lượng cung ứng và ổn định khách hàng.

Dừa xiêm xanh được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý Bến Tre đã tạo bước ngoặt mới cho sự phát triển thương hiệu nông sản chủ lực của tỉnh, bởi đây chính là một bằng chứng bảo đảm với người tiêu dùng về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và là công cụ hữu hiệu để quảng bá, nâng cao hình ảnh và khả năng cạnh tranh của dừa xiêm xanh có xuất xứ Bến Tre.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, một số tổ hợp tác, hợp tác xã ở địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng thương hiệu hàng hóa. Đặc biệt là một số sản phẩm đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể như Bò Ba Tri, chôm chôm Chợ Lách, giống hoa kiểng Cái Mơn, nhãn Long Hòa. Địa phương cũng đang xây dựng chỉ dẫn địa lý Bến Tre đối với bưởi da xanh và dừa xiêm xanh...

Nguồn: VITIC

Liên kết website