Thứ Sáu, 18/10/2024
Dòng sự kiện
  • Trang chủ

Mở rộng mô hình VietGap và GlobalGap để tìm đầu ra bền vững cho chôm chôm Việt Nam

Tổng diện tích chôm chôm của Việt Nam là 26 nghìn ha với sản lượng hàng năm là 340 nghìn tấn, tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang… Chôm chôm xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đã tới 22 thị trường, hàng năm mang về 30 triệu USD. Thị trường nội địa có nhu cầu tiêu thụ chôm chôm cũng khá lớn nhưng chưa ổn định. Nguyên nhân chính chung là do sản lượng chôm chôm đạt các tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap còn khiêm tốn.

Ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và nam Trung Bộ và ở Tây Nguyên, với tổng diện tích 26 nghìn ha chôm chôm với sản lượng đạt hơn 340 nghìn tấn. Trong đó Bến Tre, Đồng Nai, Vĩnh Long, Tiền Giang là những tỉnh có diện tích trồng chôm chôm lớn nhất Việt Nam.

Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng chôm chôm lớn nhất cả nước 11.500 nghìn ha tập trung tại bốn khu vực lớn nhất là Long Khánh, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất với tổng sản lượng hàng năm là 140 nghìn tấn. Tuy nhiên diện tích chôm chôm sạch đạt tiêu chuẩn VietGap tại Đồng Nai chỉ là hơn 1.300 ha đang áp dụng mô hình tiêu chuẩn VietGap.

Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng chôm chôm lớn thứ hai của cả nước với diện tích trồng cây chôm chôm trên 5.500 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 5.100 ha, năng suất 21,9 tấn/ha với sản lượng hàng năm đạt gần 112 nghìn tấn.

Là tỉnh có diện tích trồng chôm chôm lớn thứ ba ở Việt Nam với tổng diện tích hơn 2.000 ha, trong đó huyện Long Hồ có hơn 1.728 ha diện tích trồng chôm chôm. Tập trung chủ yếu ở 4 xã cù lao Minh, gồm: Bình Hòa Phước, Hòa Ninh, An Bình và Đồng Phú. Hiện nay diện tích chôm chôm đang cho trái nghịch vụ ở vùng chuyên canh chôm chôm lớn nhất tỉnh Vĩnh Long này là hơn 400 ha.

Tiêu thụ chôm chôm còn gặp nhiều khó khăn

Hiện nay chôm chôm Việt Nam có hai kênh tiêu thụ chính là thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

Thị trường nội địa:

Nhu cầu tiêu dùng chôm chôm ở thị trường nội địa là khá lớn, tuy nhiên giá luôn bấp bênh, thường được mùa thì mất giá và không cho nhiều giá trị lợi nhuận cao. Tuy nhiên lại dễ tiêu thụ và tiêu thụ với lượng lớn và nhanh.

Khó khăn của việc tiêu thụ chôm chôm nội địa đó chính là tình trạng ép giá của thương lái khi thu mua. Chênh lệch từ giá tại vườn và tới tay người tiêu dùng là rất lớn.

Tiêu thụ nội địa chủ yếu là chôm chôm không đạt tiêu chuẩn VietGap, chỉ một số ít chôm chôm được tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị cửa hàng sạch có tiêu chuẩn VietGap…

Xuất khẩu:

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu chôm chôm tháng 10/2018 đạt 2,02 triệu USD, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 10 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu chôm chôm của Việt Nam giảm 12% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 19,5 triệu USD. Nguyên nhân xuất khẩu chôm chôm của Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm 2017 là do nguồn cung cho xuất khẩu giảm.

Hàng năm xuất khẩu đạt kết quả xuất khẩu cao nhất vào tháng cuối năm. Ước tính năm 2018, kim ngạch xuất khẩu chôm chôm của Việt Nam đạt 27,5 triệu USD, giảm 8,3% so với năm 2017.

10 tháng đầu năm 2018, chôm chôm của Việt Nam được xuất khẩu tới 22 thị trường, trong đó Trung Quốc, UAE, Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Hà Lan và Oman lần lượt là những thị trường tiêu thụ chôm chôm lớn nhất của Việt Nam. Trong đó Trung Quốc chiếm 63,2% tổng kim ngạch xuất khẩu chôm chôm trong 10 tháng đầu năm 2018. Sau đó là UAE chiếm 15,4%, Mỹ chiếm 8,3%, Hàn Quốc chiếm 4,8%, Pháp chiếm 2,6%, Hà Lan chiếm 2,03%, Oman chiếm 1,83%.

Kim ngạch xuất khẩu chôm chôm của Việt Nam năm 2017 – 2018.

(ĐVT Triệu USD)

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Tháng 10/2018 không có một đơn hàng chôm chôm nào xuất khẩu tới Mỹ, nguyên nhân chính là do không có nguồn cung chôm chôm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tới thị trường này.

Xuất khẩu chôm chôm tới một loạt các thị trường khác cũng giảm khá mạnh, mà nguyên nhân cũng là do nguồn cung chôm chôm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu của Việt Nam rất thấp.

Nhật Bản, Israel, Singapore, Australia, Đài Loan và Malaysia là những thị trường chưa nhập khẩu chôm chôm của Việt Nam 10 tháng năm 2018. Cùng kỳ năm 2017, 6 thị trường này thường xuyên nhập khẩu chôm chôm của Việt Nam.

Đáng chú ý, từ đầu tháng 10/2018, lô chôm chôm đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường New Zealand sau 7 năm đàm phán. Số chôm chôm được xuất sang New Zealand phải được cấp mã số vùng trồng, kiểm soát sinh vật gây hại, đóng gói, ghi nhãn theo yêu cầu của phía New Zealand. Đáng kể hơn là chưa có quốc gia nào có thể cung cấp chôm chôm vào New Zealand trừ Việt Nam.

Thị trường xuất khẩu chôm chôm của Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2018

Thị trường

Tỷ trọng năm 2018 (%)

Năm 2018

So với năm 2017 (%)

Tháng 10

10 tháng

Tháng 10

10 tháng

Tháng 10

10 tháng

Tổng

100

100

2.019.634

19.527.202

-14,6

-12,0

Trung Quốc

49,11

63,17

991.833

12.335.556

-28,3

-24,0

UAE

29,80

15,38

601.910

3.002.318

7,2

12,0

Mỹ

0,00

8,33

1.625.940

-100,0

54,6

Hàn Quốc

6,22

4,79

125.600

934.696

-19,7

-13,9

Pháp

2,46

2,58

49.673

504.139

-38,7

6,1

Hà Lan

1,47

2,03

29.635

397.194

46,2

92,6

Oman

5,65

1,83

114.031

357.770

51,0

98,4

Canada

0,16

0,34

3.325

66.087

1.389,4

Italia

0,28

0,31

5.716

61.178

-22,2

36,9

Qata

1,44

0,24

29.049

46.974

272,4

-13,5

Nga

0,16

0,23

3.150

45.451

-2,2

8,6

Baren

1,04

0,21

21.082

41.722

248,6

247,3

Đức

0,48

0,21

9.756

41.476

458,2

375,1

New Zealand

1,35

0,14

27.227

27.227

1.510,6

Ả Rập Xê út

0,00

0,09

18.216

29,6

Kô-eot

0,34

0,05

6.835

8.952

-28,1

-46,6

Thuỵ Sỹ

0,00

0,02

4.664

-100,0

181,6

Bỉ

0,00

0,02

3.010

492,6

Xênêgan

0,00

0,01

1.800

Anh

0,04

0,01

810

1.350

-11,5

Tây Ban Nha

0,00

0,00

900

-60,0

Thái Lan

0,00

0,00

585

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Khó khăn đối với chôm chôm xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù chôm chôm của Việt Nam được xuất khẩu tới 22 thị trường trên thế giới vẫn còn rất nhiều tồn tại và khó khăn mà chôm chôm Việt Nam cần phải vượt qua.

Đầu tiên là sản lượng chôm chôm đạt các tiêu chuẩn như VietGap, Global GAP và JGAP vẫn còn chưa cao. Từng thị trường có các yêu cầu khác nhau về các tiêu chuẩn khác nhau nên cũng khó cho việc định hướng và quy hoạch vùng chuyên canh để xuất khẩu.

Tiếp theo là việc thu hoạch, bảo quản, lưu kho của nhiều doanh nghiệp chưa thực sự tốt khiến cho sản lượng khai thác từ vùng nguyên liệu đạt chuẩn những lại chưa xuất khẩu được giá tốt tới những thị trường có mức giá cao. Các chi phí khác cũng rất cao khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chôm chôm không theo được. Chi phí tăng khiến cho giá cũng tăng và giảm sức cạnh tranh với các loại chôm chôm ở khu vực.

Ngoài ra việc xuất khẩu chôm chôm vẫn gặp nhiều khó khăn vì đây là loại quả lạ với nhiều khách hàng trên thế giới. Ngoài ra, mỗi quốc gia lại có yêu cầu về kiểm dịch thực vật riêng. Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chưa lành mạnh hay cước vận chuyển máy bay cao cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu loại trái cây này.

Chăm sóc chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGap ở Thống Nhất, Đồng Nai

Để đẩy mạnh tiêu thụ chôm chôm tại thị trường trong và ngoài nước, cần đẩy mạnh thực hiện một số biện pháp như sau:

- Thứ nhất, tăng diện tích trồng chôm chôm theo các tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap. Chôm chôm được trồng theo các tiêu chuẩn như VietGap và GlobalGap là điều kiện cần để tiêu thụ chôm chôm ổn định hơn từ thị trường nội địa thông qua các hệ thống siêu thị, cửa hàng sạch một cách thuận tiện hơn và có mức giá tốt hơn. Đồng thời, có các tiêu chuẩn này thì việc xuất khẩu chôm chôm cũng dễ dàng hơn.

Chôm chôm tróc rất được thị trường quốc tế ưa chuộng với chất lượng tốt, tuy nhiên điều kiện cần là phải được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình này mặc dù đã được địa phương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiều chương trình hỗ trợ, nhưng diện tích trồng theo quy hoạch VietGAP chưa được nhân rộng.

Diện tích VietGap cho chôm chôm ở Việt Nam là rất thấp với tổng diện tích trồng chôm chôm lớn nhất cả nước. Khó khăn trong việc mở rộng đó chính là từ nhận thức của người trồng. Do vậy phía địa phương và bộ ngành liên quan cần nhiều hơn những chương trình tuyên truyền, hỗ trợ cho người trồng hiểu và kiến thức về VietGap qua nhiều kênh. Ngoài ra các chương trình khuyến nông như hỗ trợ vốn, thuốc trừ sâu, phân bón, máy móc và công nghệ... cho trồng trọt cần được duy trì và linh hoạt hơn.

Để tránh lãng phí, nông dân không nên đầu tư làm chứng nhận GAP một cách tràn lan. Nông dân chỉ làm khi đã có đơn vị bao tiêu và họ yêu cầu làm chứng nhận. Vì hiện nông sản xuất khẩu vào các thị trường khó tính doanh nghiệp cũng không đòi hỏi phải có các chứng nhận GAP, chỉ cần mẫu kiểm tra đạt yêu cầu. Do vậy cần sự tư vấn và hỗ trợ kỹ từ các chuyên gia cho những diện tích đăng ký VietGap để có thành công.

- Thứ hai, thông tin rộng rãi tới người trồng. Tránh những tình trạng người trồng ồ ạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo những lợi ích trước mắt do thiếu thông tin. Phía các bộ ngành liên quan cần thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường, tiêu chuẩn thị trường, tiêu chuẩn của các hệ thống siêu thị để người trồng nắm bắt sớm hơn để ổn định nguồn cung.

- Thứ ba, đối với thị trường tiêu thụ nội địa. Ngoài việc phía nguồn cung phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn thì phía các hệ thống siêu thị, cửa hàng lớn ở Việt Nam cũng cần chủ động có các cơ chế thu mua tận vườn để sản phẩm có thể tươi chất lượng nhất tới người tiêu dùng.

- Thứ tư, tổ chức và tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ ở các tỉnh thành lớn trong cả nước qua đó giới thiệu tới người tiêu dùng chôm chôm sạch. Các tỉnh cần có các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tốt hơn cho những sản phẩm chôm chôm đạt tiêu chuẩn VietGap.

- Thứ sáu, các cơ quan quản lý và địa phương cần kiểm soát các hoạt động thu mua, ép giá của các thương lái, hành vi nhái thương hiệu cho những sản phẩm chôm chôm ở những nơi được đăng ký chỉ dẫn địa lý..

Nguồn: VITIC

Liên kết website