Chủ Nhật, 05/05/2024
Dòng sự kiện
  • Trang chủ

Tiềm năng xuất khẩu trái thanh long Việt Nam

Thanh long là mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,2 tỷ USD trong năm 2018, chiếm tỷ trọng 44% kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Đây là sản phẩm đã thâm nhập được nhiều thị trường nhất, đặc biệt còn là sản phẩm đã được trên 12 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đồng ý bảo hộ chỉ dẫn địa lý; trong đó, có các thị trường lớn và khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp và Hàn Quốc..., còn 2 nước và vùng lãnh thổ đang thẩm định..

Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á và cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới. Diện tích trồng thanh long ở Việt Nam tăng khá nhanh từ 5.512 ha năm 2000 lên đến 35.665 ha, với tổng sản lượng đạt khoảng 614,35 nghìn tấn vào năm 2014. Năm 2015, diện tích trồng mới gần 5.000 ha, sản lượng đạt khoảng 686,2 nghìn tấn. Năm 2017, sản lượng thanh long đạt 952,8 nghìn tấn, tăng 14,2% so với năm 2016.

Hiện tại cả nước có 32 tỉnh, thành trồng thanh long với diện tích hơn 25.000 ha, sản lượng trên 460.000 tấn/năm, tập trung nhiều nhất ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Diện tích thanh long của ba tỉnh này chiếm 92% tổng diện tích và 96% sản lượng của cả nước, phần diện tích thanh long còn lại phân bố ở một số tỉnh Miền Nam như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và một số tỉnh Miền Bắc.

Bình Thuận là nơi có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất, với 27.000 ha thanh long, chiếm 63,2% diện tích và 68,4% sản lượng cả nước, kế đến là Long An, chiếm 17,3% diện tích và 14,2% sản lượng và đứng thứ ba là Tiền Giang, chiếm 10,9% diện tích và 13,7% sản lượng.

Ở phía Bắc, thanh long mới được đưa vào trồng ở một số nơi như Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Nội…

Hiện một số nông dân ở vùng chuyên canh thanh long huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) và huyện Châu Thành (Long An) mạnh dạn đầu tư sản xuất thanh long theo công nghệ Israel nhằm tiết kiệm diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng trái hướng tới xuất khẩu sang thị trường khó tính…

Tại đây, mô hình trồng thanh long theo giàn được Viện Cây ăn quả miền Nam hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật. Trước đó, với mỗi công đất (1.000m2) trồng trụ bê tông chỉ trồng được khoảng 440 hom. Nay áp dụng phương pháp mới có thể trồng được tới 1.170 hom/công đất. Hơn nữa, cùng diện tích này trồng kiểu truyền thống chỉ thu lãi khoảng 5 triệu/công đất, còn trồng giàn cho lãi 12 triệu đồng/công đất.

Ưu điểm của mô hình trồng thanh long kiểu chữ T có sự khác biệt so với kiểu trồng truyền thống là hệ thống cành phân tán đều, ít bệnh hơn. Lượng hom giống ban đầu gấp đôi so với bình thường nên cành nhiều hơn, năng suất cũng cao hơn. Ước tính ban đầu sản lượng đạt khoảng 80 tấn/ha/năm.

Lần đầu tiên truy lý lịch thanh long Việt Nam bằng blockchain

Đây là dự án APEC Connect với sự hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chính phủ Australia và Quỹ châu Á. Dự án này được thực hiện từ tháng 10/2017 cho đến tháng 10/2018 do Chính phủ Australia và Quỹ châu Á hỗ trợ kinh phí, với mục tiêu xây dựng ứng dụng truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ blockchain hướng đến xây dựng thương hiệu thanh long Việt Nam, và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chương trình này cũng mới đưa vào thử nghiệm trên chuỗi thanh long xuât khẩu, sau đó hiệu chỉnh và áp dụng cho các nông sản khác. Mục tiêu công ty tham gia dự án là để đáp ứng xu hướng tiêu dùng yêu cầu sản phẩm có nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn và chất lượng sản phẩm, cũng như đưa được sản phẩm vào các thị trường khó tính như Nhật, Australia, Hàn Quốc,...

Có 2 doanh nghiệp xuất khẩu thanh long đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ blockchain vào hoạt động kinh doanh nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm để phục các thị trường xuất khẩu khó tính. Hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit và Công ty TNHH chế biến trái cây Yasaka.

Tình hình tiêu thụ thanh long

Sản phẩm thanh long được tiêu thụ trên thị trường chủ yếu ở dạng trái cây tươi, trong đó thị trường nội địa chiếm khoảng 15-20% tổng sản lượng, 80- 85% sản lượng còn lại được xuất khẩu mà chủ yếu theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc.

Thanh long là mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,2 tỷ USD trong năm 2018, chiếm tỷ trọng 44% kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Đây là sản phẩm đã thâm nhập được nhiều thị trường nhất, đặc biệt còn là sản phẩm đã được trên 12 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đồng ý bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có các thị trường lớn và khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp và Hàn Quốc..., còn 2 nước và vùng lãnh thổ đang thẩm định..

Tại thị trường nội địa

Trái thanh long đã có mặt trên cả nước, trong đó tập trung nhiều tại khu vực phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải miền Trung. Hoạt động mua bán thanh long do các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua, đóng gói thanh long thực hiện thông qua các kênh phân phối, chợ đầu mối ở các tỉnh, thành phố như Trung tâm kinh doanh Chợ đầu mối phía Nam – Hà Nội, Chợ đầu mối Long Biên – Hà Nội, chợ đầu mối chuyên kinh doanh phân phối rau quả tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thanh long cũng có mặt trong hầu hết hệ thống siêu thị trong nước như Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Tổng Công ty TNHH Một thành viên Hà Nội, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, CoopMart, Lotte Mart, Big C, CitiMart… Tuy nhiên, do trên thị trường Việt Nam có nhiều loại trái cây nên thanh long phải chịu sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường tiêu thụ trong nước.

Thị trường xuất khẩu

Trong năm 2018, thanh long được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài các thị trường truyền thống xuất khẩu thanh long như Trung Quốc, Hồng Công, Thái Lan…, thanh long còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Italy, Nhật Bản, Singapore và đang thâm nhập một số thị trường mới như Ấn Độ, New Zealand, Thụy Sỹ, Nga...

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, 10 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam đạt 1,07 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của cả nước. Tính riêng tháng 10/2018, kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 116,8 triệu USD, tăng 64,1% so với tháng trước và tăng 10,6% so với tháng 10/2017.

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam trong năm 2018 vượt 1,2 tỷ USD và là trái cây đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất của cả nước. Với những công nghệ tiên tiến đang được áp dụng tại các vùng trồng thanh long, dự báo kim ngạch xuất khẩu thanh long sẽ được các thị trường cao cấp ưa chuộng do chất lượng được nâng cao, lượng trái cây đạt tiêu chuẩn GlobalGap tăng mạnh.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thanh long năm 2017 - 2018

(ĐVT: triệu USD)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Về thị trường xuất khẩu:

10 tháng năm 2018, Trung Quốc duy trì là thị trường xuất khẩu thanh long lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 91,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long của cả nước và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính trong năm 2019 nhưng lượng và kim ngạch xuất khẩu có thể tăng chậm. Nguyên nhân là trong những năm qua, Trung Quốc đã phát triển mạnh diện tích trồng thanh long nhằm cung cấp cho thị trường trong nước. Hiện nay, diện tích trồng thanh long của Trung Quốc là khoảng 35.555 ha, tương đương với diện tích trồng thanh long của Việt Nam. Quảng Tây là địa phương có diện tích trồng lớn nhất với khoảng 10.666 ha, kế tiếp là các địa phương như Quảng Đông, Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam, Phúc Kiến... Diện tích trồng và sản lượng thanh long của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong một vài năm tới.

Trung Quốc bắt đầu thu hoạch thanh long từ tháng 5 - 11 hàng năm, không chênh lệch nhiều so với mùa vụ của Việt Nam. Quảng Tây cũng là một trong số các địa bàn chính tiêu thụ thanh long Việt Nam, bên cạnh các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam. Địa bàn chính tiêu thụ thanh long Việt Nam là các địa phương gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), từ ngày 1/4/2018, các doanh nghiệp phải tuân thủ quy định về nhãn mác nguồn gốc, xuất xứ…

Như vậy, Trung Quốc đang ngày càng siết chặt hơn việc nhập khẩu trái cây từ Việt Nam vào thị trường này, các yêu cầu về chất lượng cũng ngày càng nâng cao hơn.

10 tháng năm 2018, Mỹ là thị trường nhập khẩu trái thanh long lớn thứ hai của Việt Nam, với kim ngạch tăng tới 104,4% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 38,9 triệu USD.

Từ ngày 20/8/2012, thanh long là trái cây duy nhất của Việt Nam được phép xuất thẳng sang Mỹ để chiếu xạ, trước khi được đưa đến các siêu thị cao cấp của nước này. Như vậy, cùng với việc Mỹ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho “Thanh long Bình Thuận”, thì việc  “mở rộng cửa” kiểm dịch cho trái thanh long Việt Nam này đang giúp nông dân và doanh nghiệp trong nước thêm tự tin vào con đường sản xuất sạch (GAP). Trước đó, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho “Thanh long Bình Thuận” với nhãn hiệu được bảo hộ gồm các từ “Bình Thuận”, “Dragon Fruit” và hình ảnh quả thanh long.

Hiện nay, có 5 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ. Sản phẩm thanh long đang được phân phối tại các khu chợ Việt Nam ở Mỹ và bắt đầu phân phối vào hệ thống các siêu thị Mỹ.

Một số thị trường tăng mạnh nhập khẩu thanh long của Việt Nam trong 10 tháng năm 2018 như kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông tăng 28,9%, đạt 10,67 triệu USD; xuất khẩu sang Hà Lan tăng 26,6%, đạt gần 8 triệu USD; sang Canada đạt 4,76 triệu USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu thanh long sang một số thị trường giảm trong 10 tháng năm 2018 như xuất khẩu sang Singapore giảm 11,7%, đạt 3,66 triệu USD; xuất khẩu sang Thụy Sỹ giảm 43,1%, đạt 158 nghìn USD; sang Bỉ giảm 21,2%, đạt 146 nghìn tấn…

Thị trường nhập khẩu trái thanh long và các sản phẩm từ thanh long của Việt Nam 10 tháng năm 2018

Thị trường

10 tháng năm 2018 (nghìn USD)

So với 10 tháng năm 2017 (%)

Tháng 10/2018 (nghìn USD)

So với tháng 9/2018 (%)

So với tháng 10/2017 (%)

Tổng

1.068.423

11,6

116.808

64,1

10,6

Trung Quốc

973.229

9,6

106.472

66,9

10,5

Mỹ

38.900

104,4

4.522

120,1

10,1

Hồng Kông

10.668

28,9

1.566

71,3

18,4

Thái Lan

9.915

0,9

712

2,8

34,1

Hà Lan

7.951

26,6

496

3,8

4,0

Canada

4.763

21,9

474

16,7

3,1

Ấn Độ

3.950

58,3

463

-46,5

-20,9

Singapore

3.661

-11,7

326

-37,3

-17,2

Nhật Bản

2.948

24,9

202

-5,3

-33,3

Hàn Quốc

2.120

24,2

345

81,1

72,8

UAE

2.032

4,4

122

-59,4

-36,2

Australia

1.866

240,3

366

3,8

190,5

Malaysia

1.634

23,2

305

141,4

63,7

Pháp

1.137

37,5

107

37,1

4,4

Đức

1.009

28,8

86

1,1

2,7

Italia

491

29,7

38

54,6

-38,7

Papua New Guinea

370

251,0

32

Philippin

256

27

183,1

New Zealand

173

24,8

24

28,4

Thuỵ Sỹ

158

-43,1

17

-19,0

41,6

Nga

156

61,0

41

822,8

427,4

Bỉ

146

-21,2

8

-50,8

-39,9

Oman

141

376,4

12

59,3

-33,4

Séc

119

165,3

12

97,0

-24,3

Baren

110

127,8

6

11,4

-31,0

Nicaragoa

106

Quata

79

254,8

15

328,4

-12,8

Andora

74

-28,6

Pakixtan

59

Na Uy

56

-82,0

4

-22,5

Tây Ban Nha

50

36,0

4

0,0

Ả Rập Xê út

36

48,1

Nguồn: Tính toán sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Định hướng phát triển

Từ năm 2017, thanh long Việt Nam đã xuất khẩu được sang thị trường Australia và là nước đầu tiên được cấp phép xuất khẩu thanh long vào thị trường này. Việc trái thanh long xuất khẩu vào Australia đã chứng tỏ thêm năng lực, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã đạt tầm chất lượng quốc tế.

Tháng 9/2018, quả thanh long ruột đỏ – đặc sản của Vĩnh Phúc cũng lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Australia. Lô hàng thanh long ruột đỏ đầu tiên từ Vĩnh Phúc nhập khẩu vào Australia thông qua sự trợ giúp đắc lực của Đại Sứ quán Việt Nam tại Australia, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Sydney. Đây không chỉ là tiền đề phát triển sản phẩm thanh long ruột đỏ tại thị trường Australia mà còn là chìa khóa để đưa thanh long ruột đỏ vào Mỹ và châu Âu.

10 tháng năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu 1,45 triệu tấn thanh long tươi sang thị trường Trung Quốc. Hiện Trung Quốc ngày càng tăng cường kiểm soát nhập khẩu theo hình thức biên mậu, nâng cao yêu cầu kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm cũng như truy xuất nguồn gốc đối với quả tươi nhập khẩu, trong đó có thanh long Việt Nam. Các địa phương tăng cường thực hiện tốt quy hoạch vùng trồng thanh long, cần chú trọng đẩy mạnh sản xuất thanh long chất lượng cao phục vụ xuất khẩu bởi diện tích thanh long cả nước đã đạt trên 50.000ha với sản lượng gần 2 triệu tấn quả và đang có xu hướng ngày càng mở rộng.

Bình Thuận là ‘thủ phủ’ thanh long của cả nước với tổng sản lượng 600.000 tấn/năm, trong đó xuất khẩu chiếm 80-85%. Tỉnh Bình Thuận đã quy hoạch diện tích trồng thanh đến năm 2020 là 28.000 ha, năng suất đạt 28 tấn/ha, sản lượng đạt 750.000 tấn/năm. Quy mô đến năm 2025 sẽ mở rộng lên 30.000 ha, năng suất bình quân đạt 30 tấn/ha, sản lượng đạt trên 843.000 tấn/năm. Định hướng quy hoạch của tỉnh sẽ đẩy mạnh sản xuất an toàn để nâng tỉ lệ diện tích trồng thanh long an toàn (VietGAP, GlobalGAP) năm 2020 đạt trên 50% và đến năm 2025 đạt trên 70%.

Đến năm 2020, các doanh nghiệp thanh long của tỉnh Bình Thuận xuất khẩu chính ngạch đạt 20- 25 triệu USD và định hướng đến năm 2025 đạt 50- 60 triệu USD. Đồng thời nâng giá trị sản xuất của ngành hàng thanh long chiếm 35 - 36% giá trị sản xuất ngành trồng trọt, giá trị tăng thêm chiếm 28 - 30% GDP ngành nông nghiệp, đóng góp từ 7- 8% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh.

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là phục vụ xuất khẩu, hiện nay tỉnh Bình Thuận đang đẩy mạnh sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP). Đến nay, diện tích thanh long toàn tỉnh được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP là 9.000 ha (đạt 30% trên tổng diện tích).

Bên cạnh việc tiêu thụ thanh long trái tươi, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã có một số doanh nghiệp đầu tư, chế biến sản phẩm từ thanh long như: nước ép, sấy khô, sấy dẻo, rượu thanh long… Các sản phẩm này bước đầu đã thâm nhập thị trường và được người tiêu dùng quan tâm.

Nguồn: VITIC

Liên kết website