Tới nay, toàn huyện Thanh Hà – Hải Dương đã có 350ha ổi trái vụ được cấp chứng nhận VietGAP. Ổi trái vụ Thanh Hà đã được tiêu thụ cả ở 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Lượng ổi được tiêu thụ nhiều nhất tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Hiện đã là cuối vụ thu hoạch, nhưng ổi trái vụ Thanh Hà vẫn xuất bán ổn định ở mức 8 nghìn đồng/kg. Như vậy, người trồng ổi vẫn lãi khoảng 5 – 7 triệu đồng/sào. Địa phương đang cùng người dân, Sở ngành liên quan xây dựng thương hiệu, tiến tới chỉ dẫn địa lý cho vùng ổi trái vụ Thanh Hà.
Cùng với cây vải thiều, ổi là một loại trái cây đặc sản của huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Nhờ điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, ổi Thanh Hà đã trở thành đặc sản, cho hiệu quả kinh tế cao. Thanh Hà cũng là địa phương có diện tích trồng ổi lớn ở Việt Nam. Sản phẩm chủ yếu là quả trái vụ, chiếm gần 70% sản lượng ổi quả của cả năm.
Các giống ổi Bo xù, ổi Thái, ổi Bo trắng được các hộ dân trồng khá nhiều. Ổi Thanh Hà quả to đều, thịt chắc, ăn rất ngọt, có vị thơm đặc trưng. Giống ổi Bo Thanh Hà đã đem lại nguồn lợi kinh tế cho người dân nơi đây, sản lượng thu hoạch cũng rất đáng kể. Trọng lượng quả ổi bo trung bình đạt 500g/quả, khoảng 2 quả/kg, cá biệt có quả nặng hơn 1 kg.
Ổi Thanh Hà được trồng theo quy trình VietGAP cho năng suất và chất lượng vượt trội so với trồng thông thường, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngay khi thu hái và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Nhờ được chăm sóc cẩn thận, tuân thủ nghiêm ngặt việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh, áp dụng đúng kỹ thuật nên ổi Thanh Hà có mẫu mã đẹp, giá bán cao, đầu ra thuận lợi và được người tiêu dùng đặc biệt ưa thích. Ổi Thanh Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể” và được tiêu thụ mạnh tại nhiều tỉnh và thành phố trong cả nước, được nhiều siêu thị và công ty kinh doanh nông sản có uy tín đặt hàng bao tiêu sản phẩm và hướng tới xuất khẩu.
Để cây ổi cho thu hoạch trái vụ, người dân trồng ổi tại huyện Thanh Hà đã chủ động cắt ngọn, tuốt lá, bổ sung một số loại phân bón để cây có đủ năng lượng phục hồi, nảy chồi, ra lá mới, ra quả và cho thu hoạch rộ vào khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau.
Mặc dù ổi cho thu hoạch quanh năm nhưng có chất lượng quả ngon nhất là từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Ổi Thanh Hà Sản phẩm nông nghiệp đã được đưa tiêu thụ ở rất nhiều tỉnh thành của nước ta, trong thời gian tới ổi Thanh Hà sẽ có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế, hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho thương hiệu cây ăn quả chủ lực thứ hai của đất Thanh Hà.
Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, nếu xét về giá trị kinh tế, cây ổi trái vụ đang vượt cả cây vải thiều, đạt từ 230 – 300 triệu/ha/năm. Nhiều xã chuyển đổi tới 90 diện tích đất nông nghiệp sang trồng loại cây này như: Liên Mạc 500ha, Thanh Xuân 300ha, Cẩm Chế 100ha…
Tới nay, toàn huyện Thanh Hà đã có 350ha ổi trái vụ được cấp chứng nhận VietGAP. Ổi trái vụ Thanh Hà đã được tiêu thụ cả ở 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Lượng ổi được tiêu thụ nhiều nhất tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Hiện đã là cuối vụ thu hoạch, nhưng ổi trái vụ Thanh Hà vẫn xuất bán ổn định ở mức 8 nghìn đồng/kg. Như vậy, người trồng ổi vẫn lãi khoảng 5 – 7 triệu đồng/sào.
Địa phương đang cùng người dân, Sở ngành liên quan xây dựng thương hiệu, tiến tới chỉ dẫn địa lý cho vùng ổi trái vụ Thanh Hà.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, bên cạnh vải, ổi trái vụ Thanh Hà vẫn là cây trồng mang lại giá trị cao cho người dân. Toàn tỉnh trồng khoảng 1.840 ha ổi, sản lượng 45,2 nghìn tấn/năm.
Năm 2019, toàn tỉnh sẽ xây dựng thêm 200 ha cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó có 110 ha cam, na ở thị xã Chí Linh; 85 ha vải, ổi ở huyện Thanh Hà và 5 ha ổi tại huyện Kinh Môn.
UBND tỉnh Hải Dương hỗ trợ gần 1,6 tỷ đồng để các địa phương thực hiện quy trình sản xuất cây ăn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP gồm kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật, mở các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật và các thủ tục cấp giấy chứng nhận VietGAP. Sau khi được chứng nhận đạt chuẩn VietGAP, các hộ sẽ được cấp phát bao bì, tem nhãn, tạo điều kiện cho sản phẩm tiêu thụ thuận lợi.
Trồng ổi trái vụ cho thu nhập cao tại xã Liên Mạc- Thanh Hà
Ổi Thanh Hà được trồng nhiều ở các xã: Liên Mạc, Tân Việt, Cẩm Chế, Thanh An, Thanh Lang, Thanh Xuân và Việt Hồng. Trong đó, Liên Mạc là địa phương được biết đến là "thủ phủ" của cây ổi.
Trước đây, xã Liên Mạc vốn thuần nông, người dân chủ yếu trồng khoai, cây lúa nhưng nay có tới hơn 90% diện tích đất nông nghiệp, tương đương 500ha đã được người dân chuyển đổi sang trồng cây ổi trái vụ, chiếm 1/3 tổng diện tích ổi của huyện.
Việc chuyển đổi bắt đầu từ những năm 2000. Ban đầu là vài hộ đi tìm giống ổi Bo về trồng. Lo rơi vào vòng xoáy “được mùa – mất giá, mất mùa – được giá”, người trồng ổi đã tìm tòi phương pháp cho cây ổi ra quả trái vụ.
Hiện nay, mỗi năm xã thu khoảng 9.500 tấn ổi, đạt giá trị trên 85,5 tỷ đồng, hiệu quả gấp vài chục lần trồng lúa. Do trồng trái vụ nên người dân không phải lo lắng giá cả hay đầu ra. Tại Liên Mạc, với thâm niên canh tác, mỗi vụ người dân có thể thu hoạch hơn 1 tấn ổi/sào, lãi trên 10 triệu đồng. Không chỉ trồng ổi, người dân tự mua sắm xe ô tô, vận chuyển nông sản tới nhiều tỉnh thành, các siêu thị lớn tại Hà Nội.
Từ việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, từ năm 2017 tới nay, 20 hộ dân tại xã Liên Mạc đã thành lập HTX Nông sản sạch Nam Vũ, với diện tích hơn 15ha đất.
Vai trò lớn và hiệu quả nhất của HTX cho tới nay là luôn thu mua, tìm đầu ra cho người trồng ổi. Vào vụ HTX sẽ đứng ra thu mua, phân loại, sơ chế rồi đưa đi tiêu thụ tại siêu thị, chợ đầu mối ở nhiều tỉnh thành.
Hiện nay, 100% diện tích ổi của HTX Nam Vũ đã được chứng nhận VietGAP. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc BVTV bắt buộc phải tuân thủ quy trình hướng dẫn nghiêm ngặt. Tuyệt đối không được dùng thuốc hoá học, thuốc diệt cỏ trong quá trình sản xuất. Nhờ đó, hàng năm HTX cung ứng khoảng 80 tấn ổi trái vụ cho hệ thống siêu thị.
Thanh Xuân đi đầu trong phong trào chuyển đổi cây lúa sang trồng ổi
Thanh Xuân là một trong những xã đi đầu ở huyện Thanh Hà trong chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao như ổi, vải. Năm 2002, có hơn 80% số dân chuyển sang trồng cây vải, ổi, đến nay không còn đất trồng lúa. Những năm gần đây, cây vải cho thu nhập thấp, nhân dân chuyển sang trồng ổi. Hiện nay, toàn xã có hơn 300 ha trồng ổi và đây cũng là cây kinh tế chủ lực của địa phương. Trong số này có 60 ha được người dân đưa vào sản xuất theo quy trình VietGap. Ổi được nông dân xã Thanh Xuân sản xuất trái vụ nên tiêu thụ thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nông dân thu lãi bình quân từ 190-200 triệu đồng/ha, có hộ thu nhập từ 300-400 triệu đồng/năm nhờ cây ổi. Hiện nay, hầu hết diện tích ổi của xã đã được nông dân áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất, không sử dụng phân bón hóa học, cỏ dưới gốc ổi được dọn bằng máy cắt chứ không dùng thuốc trừ cỏ như trước đây.
Để hướng dẫn kỹ thuật cho những hộ này, mới đây UBND xã đã phối hợp các ngành chuyên môn, tổ chức tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc Ổi đảm bảo tiêu chuẩn sạch, an toàn, áp dụng thực hành ngay trên đồng ruộng của gia đình.
Năm 2019, dự kiến Thanh Xuân tiếp tục có thêm 20 ha Ổi của hơn 100 hộ gia đình ở 2 xóm Phúc Điền và Minh Hòa tham gia sản xuất Ổi theo quy trình VietGap.
Nguồn: VITIC tổng hợp