Thứ Bảy, 26/04/2025
Dòng sự kiện
  • Trang chủ

Kon Tum khai thác tiềm năng lợi thế sâm đương quy

Tỉnh Kon Tum đã và đang tiến hành quy hoạch, ổn định vùng nguyên liệu sản xuất đối với sâm đương quy, một trong những dược liệu quý khi có thương hiệu sẽ nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.

Huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã xây dựng và đăng ký sở hữu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho 4 loại sản phẩm đặc trưng là sâm dây, ngũ vị tử, sơn tra và sâm đương quy. Đây là nguồn dược liệu quý và đa dạng, khi xây dựng thành thương hiệu riêng sẽ được hoàn thiện và phát triển về chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường. Khi tiến hành trồng đại trà, kết hợp khai thác nguồn dược liệu phong phú trong tự nhiên sẽ mở ra hướng đi mới cho cây dược liệu tại địa phương, giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Sâm đương quy huyện Tu Mơ Rông

Sâm đương quy có lá mọc so le, cuống dài 3-12 cm, 3 đôi lá chép phía trên đỉnh không có cuống. Hoa rất nhỏ màu xanh trắng hợp thành cụm hoa hình tán kép gồm 12 - 40 hoa… Cây đương quy ưa đất ẩm nên trồng trên đất ruộng bậc thang sẽ hợp trong mùa nắng và được trồng xen canh cùng cà phê. Giống đương quy mới củ to, khoảng từ 2-5 củ được 1 kg. Còn giống cũ phải 10 củ mới được 1 kg.

Sâm đương quy là một trong những dược liệu quý, từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch khoảng 15 - 18 tháng. Nếu thời tiết thuận lợi cộng với gieo trồng đúng quy trình, mỗi ha sâm đương quy có thể cho năng suất từ 20 - 25 tấn sản phẩm. Trung bình mỗi tuần, người dân chế biến được 1 tấn củ đương quy tươi và thu về khoảng 80 kg cao.

Ở huyện Tu Mơ Rông, cây dược liệu được trồng nhiều ở xã Ngọc Lây. Hiện tại, sâm đương quy được trồng với giống mới có năng suất cao, được giá. Đây cũng là cây trồng kinh tế chủ lực của địa phương. Sâm đương quy được tập trung phát triển mạnh diện tích, sản lượng đạt hàng trăm tấn mỗi năm.

Huyện Tu Mơ Rông đã quy hoạch phát triển sâm đương quy 500 ha. Tại các địa phương khác, như xã Tê Xăng cũng có rất nhiều cây dược liệu khác ngoài sâm dây như: sâm Ngọc Linh, ngũ vị tử, sâm đương quy, sơn tra… Mục tiêu của huyện Tu Mơ Rông đến hết năm 2020 là phát triển được 250 ha hồng đẳng sâm, 1000 ha sâm Ngọc Linh và 50 ha sâm đương quy. 

Huyện Tu Mơ Rông đã và đang khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng dược liệu để xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng, nâng giá trị từng sản phẩm. Sâm đương quy là một trong những loại sâm được huyện lựa chọn làm sản phẩm chủ lực để đầu tư phát triển, xác định đây là cây trồng dược liệu mang lại cơ hội để giúp người dân phát triển kinh tế, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Về cơ bản, từ các chương trình, dự án của huyện sẽ hỗ trợ giống cho người dân gieo trồng cũng như hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm nhân giống từ Sở khoa học và Kỹ thuật, khuyến khích người dân phát triển loại cây cho giá trị kinh tế cao.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong thời gian tới tỉnh KonTum sẽ tiếp tục hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng an toàn của tiêu chuẩn VietGap, Globla Gap, GACP đối với dược liệu, Organic đối với các loại cây rau, củ, quả, xây dựng nông nghiệp hiện đại và nâng tầm giá trị sản phẩm nông sản, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đồng thời, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện phát triển nông nghiệp đối với các loại dược liệu là cây sâm đương quy, đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.

Nguồn: VITIC tổng hợp

Liên kết website