Chủ Nhật, 11/05/2025
Dòng sự kiện
  • Trang chủ

Tiền Giang: Thanh long Chợ Gạo được sản xuất theo tiêu thuẩn VietGap, hướng đến xuất khẩu bền vững

Thanh long Chợ Gạo sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Lợi nhuận từ thanh long mang lại cho người dân trên địa bàn huyện khá lớn; khoảng 500 - 600 triệu đồng/ha/năm đối với thanh long ruột đỏ và 300 - 400 triệu đồng/ha/năm đối với thanh long ruột trắng. Do đó, trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap đang là hướng đi được người dân các vùng chuyên canh trên địa bàn huyện Chợ Gạo hưởng ứng và áp dụng.

Nhằm tận dụng lợi thế về nguồn cung trái cây đặc sản dồi dào và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, huyện Chợ Gạo đã khuyến khích người dân nhân rộng các mô hình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Bên cạnh đó, để hình thành chuỗi khép kín đầu vào sản xuất đến đầu ra sản phẩm, huyện thực hiện các chính sách phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

 Thanh long Chợ Gạo

Thanh long Chợ Gạo được sản xuất theo tiêu thuẩn VietGap, hướng đến xuất khẩu bền vững

Hiện diện tích vùng chuyên canh thanh long trên địa bàn huyện Chợ Gạo đạt 7.415 ha, sản lượng hàng năm 188.000 tấn cung ứng ra thị trường, chủ yếu xuất khẩu. Để đạt được kết quả trên, huyện Chợ Gạo đã thực hiện công tác tuyên truyền đến người sản xuất, doanh nghiệp và hợp tác xã về việc áp dụng quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap. Bên cạnh đó, huyện cũng tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát triển mạnh để làm đầu mối trong liên kết chuỗi giá trị sản xuất. Đồng thời, huyện chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, rà soát điều chỉnh vùng chuyên canh để ứng dụng công nghệ tiên tiến vào khâu sản xuất.

Đến nay, toàn huyện Chợ Gạo có 2.184 ha thanh long đạt chứng nhận VietGAP, tăng 9,2% so chỉ tiêu đề ra và đạt 29,5% tổng diện tích vùng trồng. Bên cạnh đó, thanh long Chợ Gạo đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận sở hữu tập thể loại quả này cho các hộ nông dân tại huyện Chợ Gạo.

Hiện thanh long Chợ Gạo xuất khẩu sang các thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Lợi nhuận từ thanh long mang lại cho người dân trên địa bàn huyện khá lớn, khoảng 500 - 600 triệu đồng/ha/năm đối với thanh long ruột đỏ và 300 - 400 triệu đồng/ha/năm đối với thanh long ruột trắng.

Nhận thấy mô hình trồng thanh long sạch giúp đầu ra ổn định và mang lại hiệu quả kinh cao, huyện Chợ Gạo hướng đến sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap. Trồng thanh long sạch đang là hướng đi được người dân các vùng chuyên canh trên địa bàn huyện hưởng ứng và áp dụng.

Để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, huyện Chợ Gạo đã hỗ trợ các hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ thanh long trên địa bàn về logo thanh long Chợ Gạo, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc cũng như quảng bá thương hiêu, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại để giải quyết đầu ra cho trái thanh long đặc sản. Hiện toàn huyện Chợ Gạo có 15 xã được cấp mã vùng trồng thanh long sạch và 135 cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Thanh long Chợ Gạo được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Sản phẩm thanh long Mỹ Tịnh An và thanh long Hưng Thịnh Phát đã được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp huyện và tiến tới hoàn thiện hồ sơ nâng OCOP cấp tỉnh. Để nâng cao hiệu quả sản phẩm nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của thị trường, huyện Chợ Gạo đã kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản. Nhờ vậy, sản phẩm trái cây trên địa bàn huyện có đầu ra khá ổn định, giúp gia tăng giá trị và tạo công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn bàn huyện.

Thời gian tới, để đáp ứng cho việc phát triển thương hiệu, sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh đối với sản phẩm này, huyện Chợ Gạo tiếp tục triển khai chương trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, góp phần tiêu thụ hàng hóa nông sản, đồng thời tạo điều kiện để khai thác tốt thương hiệu “Thanh long Chợ Gạo” đã được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước. Do đó, huyện Chợ Gạo sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tăng cường ứng dụng thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại cho nông sản địa phương. Đồng thời, huyện hỗ trợ các cơ sở xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói cho các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu trên địa bàn.

Duy Tuấn

Liên kết website